LUẬT GIAO THÔNG MỚI: “LỢI ÍT, HẠI NHIỀU”?

Vấn Nạn “Lợi Bất Cập Hại” Của Luật Giao Thông Đường Bộ Mới Áp Dụng

Ngày 01/01/2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc thực thi Luật giao thông đường bộ mới tại Việt Nam. Mặc dù mục tiêu cải thiện an toàn giao thông và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông là đáng khích lệ, nhưng những quy định mới này lại gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía người dân và chuyên gia.

Mức Phạt Vượt Quá Khả Năng Thu Nhập

Một trong những điểm gây tranh cãi nhất của luật mới là mức phạt quá cao, vượt xa thu nhập trung bình của nhiều người dân. Việc áp dụng mức phạt nặng nề được cho là nhằm răn đe và giảm thiểu vi phạm, nhưng lại tạo áp lực tài chính không nhỏ cho người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.

Ví dụ, mức phạt cho việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy có thể lên tới 5 triệu đồng, trong khi thu nhập trung bình hàng tháng của một người lao động phổ thông chỉ khoảng 5- 10 triệu đồng. Điều này khiến nhiều người dân cảm thấy lo lắng, phẫn nộ và không hài lòng, vì chỉ một lần vi phạm có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Cơ Sở Hạ Tầng Chưa Đáp Ứng

Một vấn đề khác không thể không nhắc đến là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam chưa đủ phát triển để đáp ứng các quy định mới. Nhiều con đường vẫn còn trong tình trạng xuống cấp, không có đủ biển báo, đèn tín hiệu giao thông hoặc làn đường dành riêng cho xe máy và xe đạp.

Luật giao thông mới yêu cầu các phương tiện phải tuân thủ nghiêm ngặt các làn đường quy định, điều này trở nên khó khăn khi hạ tầng chưa được hoàn thiện. Hệ quả là, xe ưu tiên như: xe cứu thương, cứu hỏa, xe công vụ,…không được nhường đường và người dân dễ dàng vi phạm luật mà không hề biết hoặc không có lựa chọn khác, dẫn đến việc bị xử phạt bất công.

Giải Pháp và Kiến Nghị

Để khắc phục những bất cập này, cần có một số giải pháp cụ thể:

Điều chỉnh mức phạt sao cho hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân. Có thể áp dụng mức phạt luỹ tiến dựa trên khả năng tài chính của từng đối tượng vi phạm.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, đầu tư vào việc cải thiện và mở rộng hệ thống đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo và đèn tín hiệu giao thông.

Địa phương tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về luật giao thông như: Phát loa phường, thôn, xóm vào khung giờ cố định hàng ngày để thông báo, giúp người dân hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định.

Cải thiện dịch vụ công ích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin và nộp phạt một cách dễ dàng.

Kiểm soát nghiêm ngặt được vấn đề “Cảnh sát giao thông” lập chốt sai quy định để làm công vụ, CSGT dừng xe kiểm tra giấy tờ khi không có lỗi vi phạm. Tránh lạm dụng điều lệ mới để lỗi, hù dọa, bằng mọi giá để áp đặt lỗi vi phạm đối với người dân.


Chính Công an cũng chưa thích nghi và chưa chấp hành- Ảnh copy nguồn

Những điều chỉnh và cải tiến này không chỉ giúp luật giao thông mới phát huy hiệu quả mà còn tạo ra một môi trường giao thông an toàn và thân thiện hơn, công bằng, văn minh cho tất cả mọi người.

Thêm từ tác giả

RA MẮT “CLB DOANH NHÂN HỌ NGUYỄN VIỆT NAM” TỈNH HẢI DƯƠNG

Khó Khăn Thường Gặp Của Doanh Nghiệp Trước Ngày Tết Âm Lịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *